Những chiêu lừa tại những khu mua sắm của quốc đảo sư tử

Nổi danh là một đất nước du lịch an toàn và thân thiện, nhưng trong lòng Singapore vẫn tồn tại những khu mua sắm có các cửa hàng lừa đảo du khách như Sim Lim, Lucky và China Town.

Singapore đã mạnh tay xử lí những cửa hàng làm ăn không minh bạch khi có lời than phiền của khách hàng. Nhưng tại các khu mua sắm như Lim, Lucky và China Town, các cửa hàng vẫn tìm ra cách lách luật, chủ yếu dựa trên sự thiếu hiểu biết và vốn ngoại ngữ hạn chế của du khách.

Chính phủ Singapore đã thẳng tay xử lý những cửa hàng làm ăn không rõ ràng khi có lời than phiền của khách hàng. Nhưng tại các khu mua sắm như Lim, Lucky và China Town, các cửa hàng vẫn tìm ra cách lách luật, chủ yếu dựa trên sự thiếu hiểu biết và vốn ngoại ngữ hạn chế của du khách. Ảnh minh họa: Gettyimages

Tham khảo thêm >>> tour Singapore của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.

Lấp lửng phí bảo hành: Gần đây, một du khách người Việt vừa mắc lừa tại Sim Lim khi đồng ý mua iPhone với giá 950 SGD (tầm 16 triệu đồng), Tuy nhiên, do vốn tiếng Anh không tốt và tin tưởng vào sự an toàn khi mua sắm tại Singapore, nên khi nhân viên cửa hàng hỏi muốn chọn gói bảo hành một năm hay hai năm, vị khách này liền trả lời một năm. Khi hóa đơn được đưa ra, anh ký ngay mà không đọc kỹ các điều khoản ghi trong đó. Đến khi nhân viên cửa hàng đề nghị trả thêm 1.500 SGD mới được nhận chiếc iPhone 6, anh mới hết hồn. Đây là chiêu trò thường thấy tại các cửa hàng ở Sim Lim, người mua luôn trong thế yếu vì đã kí hợp đồng.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Không chỉ được mua sắm thoải mái, bạn còn được thưởng thức nền ẩm thực phong phú ngay chính những trung tâm mua sắm hàng đầu thế giới này.

Không đề giá rõ ràng: Phần đông các cửa hàng làm ăn lập lờ thường không đề giá sẵn trên các sản phẩm. Giá cả sẽ được thay đổi tùy vào người bán. Thường thì họ sẽ xem người mua ngờ nghệch tới đâu trước khi ra giá. Những câu như “Tôi không quen lắm…” hay “Tôi là khách du lịch” sẽ khiến họ bị đẩy mức giá lên cao hơn. Trong vài trường hợp, người bán sẽ thuyết phục khách rằng giá họ đưa ra là rẻ nhất bằng cách nói chuyện có vẻ bí ẩn hoặc tỏ ra thiệt thòi.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Gian lận thuế hàng hóa và dịch vụ GST (tương đương thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam): Trong trường hợp này, người bán sẽ ra một giá cho khách, và ngay trước khi người mua trả tiền, họ sẽ nói khách phải trả thêm 7% thuế GST. Đa số người mua sẽ nghĩ đây là điều bắt buộc và họ không còn chọn lựa nào khách ngoài việc trả thêm. Tuy nhiên, điều này không đúng. Các cửa hàng ở Singapore không nhất thiết phải nộp thuế GST, loại thuế này chỉ buộc với các đơn vị buôn bán có doanh số hơn 1 triệu đôla Singapore một năm. Nếu cửa hàng phải đóng thuế GST, trong giá bán cho khách đã phải bao gồm cả thuế GST và trên hóa đơn phải có mã số đăng kí thuế GST của cửa hàng cũng như số tiền thuế chuẩn xác phải trả. Phần đông cửa hàng sẽ tăng tiền thuế lên 8-9%, hoặc cố tình tính sai thuế cho khách.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Lừa du khách bằng chính sách hoàn thuế GST: Thường thì trò này sẽ kết hợp với trò tính thêm thuế bên trên. Người bán sẽ nói với khách du lịch rằng họ có thể hoàn thuế ở phi trường Changi, cảng Harbour Front hoặc thậm chí ở quầy làm thủ tục hải quan. Nhiều người không biết rằng du khách chỉ có thể hoàn thuế GST tại sân bay Changi, ở cảng Harbour Front thì không. Và người mua chỉ được hoàn thuế nếu mua tại các cửa hàng có mã số thuế GST.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Bán hàng giả: Trò lừa này thường áp dụng cho phần mềm, nhưng cũng có thể cho cả phần cứng nếu cửa hàng thấy khách quá ngờ nghệch. Vài cửa hàng ở Sim Lim đã bị cảnh sát điều tra vì bán các phần mềm Microsoft Window giả. Nhiều cửa hàng bán các máy Apple iPod giả, với đầy đủ hộp, phụ kiện và thậm chí đủ các chọn lựa về màu sắc. Nhưng bên trong các máy MP4 này hoàn toàn không giống iPod thật.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Bán riêng phụ kiện lẻ ở trong gói sản phẩm: Người bán sẽ ra giá khá mềm hoặc thấp đến mức khó tin. Sau khi khách mua hàng, họ sẽ hỏi khách có muốn mua những phụ kiện đáng lẽ đi kèm với sản phẩm như sạc, pin và cáp nối.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Tráo hàng trong lúc khách không chú ý: Trong trường hợp này, cửa hàng và khách thỏa thuận mua bán một món, nhưng người bán lại đưa cho khách món khác. Ví dụ, khách mua thẻ nhớ 16GB nhưng cửa hàng sẽ đưa một thẻ 8GB. Nếu người mua không nhận ra sự tráo đổi trước khi trả tiền, hay cửa hàng tráo sau khi đã nhận tiền thì rất khó để người bán chịu đổi lại sản phẩm.  Ảnh minh họa: Gettyimage

Chiêu “thêm tiền để mua sản phẩm tốt hơn”: Nhiều cửa hàng làm ăn không rõ ràng không để khách hàng thử sản phẩm mới hoàn toàn trừ khi khách hàng chắc chắn mua. Họ sẽ thuyết phục khách mua một món hàng lỗi mà sau đó khách mới phát hiện ra, rồi đề nghị khách thêm tiền để mua một sản phẩm giá cao hơn.  Ảnh minh họa: Gettyimages

Bảo hành giả: Trong lúc thỏa thuận, người bán tạo cho khách ấn tượng rằng sản phẩm đã bao gồm bảo hảnh của hãng trong khi thực tế đó là sản phẩm mua ở chợ đen và không có bảo hành chính hãng. Nhiều khách hàng không nhận ra bảo hành kèm theo sản phẩm là của cửa hàng chứ không phải của hãng.  Ảnh minh họa: Gettyimages

-st-

Xem thêm >>> Tour du lịch Singapore – Malaysia 6N5Đ

Leave a Reply